Hệ màu in ấn là gì? Có mấy loại?

hệ màu in ấn là gì

Màu sắc giữ một vai trò quyết định trong hoạt động thiết kế – in ấn. Các design sẽ phải kết hợp và lựa chọn hệ màu in ấn phù hợp nhất để cho ra các sản phẩm chất lượng. Để biết chọn lựa màu sắc phù hợp người dùng cần phải hiểu rõ về tính năng, ưu điểm của từng hệ màu in. Hãy cùng theo dõi những nội dung thông tin chi tiết dưới đây, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.

hệ màu in ấn là gì
hệ màu in ấn là gì

Mục lục chính

1. Hệ màu in ấn là gì?

hệ màu trong in ấn
hệ màu trong in ấn

Là loại màu sắc được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế in ấn. Chúng gồm nhiều loại màu sắc kết hợp với nhau để cho ra một sản phẩm chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Hệ màu trong in ấn thường có các quy định rõ ràng, không phải bạn thích màu nào là có thể tự ý thêm hoặc bớt chúng. Vậy nên, trong hoạt động in ấn, các designer cần phải tuân thủ theo theo đúng nguyên tắc màu sắc nếu không muốn trả giá bằng rất nhiều thời gian và công sức. Hệ màu in được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu hiện nay.

2. 3 Hệ màu trong in ấn thường được dùng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hệ màu dùng trong in ấn nhưng được ưu ái chọn lựa hơn cả là các hệ màu sau đây:

2.1. Hệ màu RGB

hệ màu RGB
hệ màu RGB

RGB là hệ màu được sử dụng nhiều nhất để thiết kế vật thể trên màn hình, máy tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. RGB là tên viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng có nghĩa là

  • R: Red (màu đỏ)
  • G: Green ( màu xanh lá cây)
  • B:  Blue ( màu xanh lam)

Hệ màu RGB đại diện cho các màu sắc hiển thị trên màn hình máy tính, điện thoại thông minh hay tivi. Mỗi màu được tạo ra nhờ sự phản chiếu ánh tráng trên màn hình của các thiết bị này.

Về cơ bản, ánh sáng sẽ đi qua bộ lọc để tạo ra nhiều màu sắc với sắc độ khác nhau. Mật độ ánh sáng 100% sẽ tạo ra màu trắng và ngược lại. Việc sử dụng mật độ ánh sáng từ 1-99% sẽ tạo ra các biến thể màu sắc khác nhau của 3 màu trên tạo nên một dài màu sống động.

 

Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát sáng hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu sẽ được sinh ra từ 3 màu RGB và chúng sẽ sáng hơn màu gốc). Nếu như CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng sau đó thêm các màu khác còn RGB thì ngược lại hoàn toàn. Ví dụ điển hình nhất như khi màn hình TV tắt thì nó sẽ tối đen khi bạn bật lên thì sẽ có nhiều màu sắc như đỏ, xanh,…công thêm với đó là hiệu ứng tích lý màu trắng; từ đó giúp nó phát ra ánh sáng và hình ảnh.

Các file của hệ màu in ấn RGB sẽ làm việc tốt hơn với các thiết bị phát quang, sử dụng ánh sáng làm cơ sở. Đây lý do vì sao hệ RGB thường được sử dụng trên các màn hình máy tính cũng như các màu trong lĩnh vực thiết kế website được chiếu qua các màn hình hay máy chiếu dùng ánh sáng. Chính vì thế, hệ màu này được sử dụng để thiết kế và chuyển đổi sang hệ màu thông thường và cho ra những sản phẩm in ấn đẹp và vẫn giữ nguyên được nét đặc sắc nhất.

So với hệ màu CMYK thì RGB có một gam màu lớn hơn rất nhiều nhất là các màu huỳnh quang sáng. Vậy nên với các nội dung bạn muốn hiển thị trên website, video thì nên lựa chọn hệ màu in ấn hữu ích này. 

2.2. Hệ màu CMYK

hệ màu in ấn CMYK
hệ màu in ấn CMYK

Khi được hỏi “in ấn dùng hệ màu gì?” thì câu trả lời chính xác nhất đó chính là hệ màu CMYK. CMYK là từ viết tắt trong tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, chúng được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực in ấn. Hệ màu CMYK gồm có:

  • C: Cyan (màu lục lam)
  • M: Magenta (màu đỏ tươi/hồng tươi)
  • Y: Yellow (màu vàng)
  • K: Keyline (màu đen)

Nguyên lý làm việc của CMYK chính là hấp thụ ánh sáng. Màu mà bạn nhìn thấy từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ nguồn khác chiếu tới. Thay vì thêm độ sáng để có nhiều màu sắc khác nhau CMYK sẽ loại trừ ánh sáng từ ánh sáng gốc là màu trắng để tạo ra nhiều màu sắc khác.

Hệ màu in ấn CMYK còn được gọi với tên gọi khác là “four-color process” (quy trình bốn màu) vì nó sử dụng 4 màu mực khác nhau tạo nên sự đa dạng về màu sắc. Mỗi một màu cụ thể sẽ được tạo ra bằng cách pha trộn với 3 màu Cyan, Magenta và Yellow.

Màu đen- Keyline được gọi là “key” bởi vì nó là lớp phủ màu cuối cùng, không chỉ quyết định tới yếu tố đậm nhạt của bản in mà còn ảnh hưởng đến độ tương phản. Trong quá trình in, màu trắng chính là màu giấy bạn đưa vào máy in. Hệ màu trừ CMYK sẽ được pha trộn trực tiếp nên sẽ có sự thay đổi chút ít về màu sắc trên các từng loại máy in.

CMYK  có thể được tạo ra toàn bộ phổ màu và có thể nhìn thấy do quá trình Halftone. Trong quá trình này mỗi màu sẽ được gán với một mức bão hòa; các chấm nhỏ của 3 màu được in thành các mẫu nhỏ; cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận một màu cụ thể bằng mắt thường. Màu này chính được tạo ra chính là sự kết hợp của nhiều màu sắc.

Để thay đổi màu CMYK bạn không thể dùng cách tăng thêm ánh sáng bởi bản chất của hệ màu in ấn này là loại bỏ ánh sáng đi từ ánh sáng gốc để thay đổi thành các màu sắc khác nhau. Khi 3 màu Cyan, Magenta và Yellow kết hợp sẽ tạo ra màu đen vì ánh sáng đã bị loại bỏ.

Ngoài được sử dụng để phục vụ cho hoạt động in sách, báo, tạp chí, chúng còn được dùng để in poster, in name card hay in catalogue,…

2.3. Hệ màu PMS (Pantone)

hệ màu PMS (Pantone)
hệ màu PMS (Pantone)

PMS là tên viết tắt của Pantone Match System, đây chính là hệ thống kết hợp màu phổ quát được sử dụng nhiều trong hoạt động thiết kế – in ấn. Hệ thống màu in PMS đã được các chuyên gia nghiên cứu và chuẩn hóa, với đầy đủ các thông số kỹ thuật trong pha chế và đánh mã cụ thể. Bạn có thể hiểu đơn giản Pantone chính là màu pha hay là màu thứ 5. Màu PMS đã được chuẩn hóa, được coi là màu pha sẵn, khác với các màu được tạo ra từ việc nhà in pha trộn các màu CMYK với nhau.

 

Hệ thống màu PMS được tổng hợp chi tiết trong cuốn nhật ký có hình quạt, được biết đến với tên gọi hệ thống quạt màu ral. Mỗi một màu sẽ được thể hiện bằng một mã số riêng. Không giống như CMYK, hệ màu in này được pha sẵn theo một công thức, tỷ lệ cụ thể nên màu sắc cho ra luôn nhất quán trên mọi chất liệu.

Màu in PMS thường được sử dụng trong ngành công nghiệp đặc biệt là lĩnh vực in ấn bao bì. Ngày nay, chúng còn được sử dụng trong ngành nhuộm vải để phục vụ cho hoạt động thiết kế thời trang; chế tạo vật liệu nhựa, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại,…

Mặc dù hệ màu Pantone được chấp nhận sử dụng rộng rãi trên thế giới và được quy chuẩn thành ngôn ngữ thiết kế nhưng việc sử dụng vẫn bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mã và mức chi phí sản xuất theo hệ màu này tương đối cao.

Với các nội dung thông tin trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Căn cứ vào mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn cho mình hệ màu in ấn phù hợp. Nếu có câu hỏi nào cần được giải đáp, quý khách hàng hãy comment phía dưới, đội ngũ nhân viên inanh.net sẽ giải đáp bạn nhanh chóng và miễn phí.

——————————————–

SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc

Thông tin liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *