Trong lĩnh vực in ấn- thiết kế có rất nhiều design gặp phải khó khăn trong việc lựa chọn màu RGB và CMYK nhất là các bạn không chuyên hoặc mới tiếp xúc. Hiểu được điều đó nên trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của 2 hệ màu này cũng như sự khác biệt của chúng để bạn dễ dàng lựa chọn hơn.
Mục lục chính
Hệ màu RGB và CMYK
Để trở thành một design chuyên nghiệp ngoài việc nắm chắc các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn thì việc lựa chọn màu sắc cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng. Sự kết hợp của màu sắc theo một tỷ lệ nhất định sẽ tạo ra một màu mới nằm trong dải ánh sáng khi nhìn thấy. RGB và CMYK là 2 hệ màu sắc khác nhau với các đặc điểm nổi bật sau:
Hệ màu RGB
RGB là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu cộng, với 3 màu cơ bản đó là Red (đỏ), Green (xanh lá cây) và Blue (xanh dương). Đây là 3 màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra khỏi lăng kính. Khi kết hợp 3 màu này lại với nhau theo tỷ lệ 1:1:1 bạn sẽ thu được màu trắng gốc.
Màu trắng này có độ sáng sau khi kết hợp lại cao nhưng giá trị màu sắc thì bằng 0. Ngược lại, màu đen là màu không phản chiếu ánh sáng hoặc phản chiếu không đủ ánh sáng vào mắt của chúng ta. Vậy nên, trong khoa học màu đen không phải là một loại màu sắc.
Nguyên lý làm việc của RGB là phát xạ ánh sáng hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung. Nếu như CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng sau đó mới thêm các màu khác thì RGB hoạt động ngược lại.
Ví dụ như khi tắt màn hình tivi nó sẽ tối đen và khi bạn bật lên thì nó sẽ có các màu xanh, đỏ,..cộng thêm hiệu ích tích lũy; từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh. Mã màu RGB thường được dùng để thiết kế vật thể trên máy tính, điện thoại,…
Hệ màu CMYK
CMYK là tên viết tắt của cơ chế hệ màu trừ trong tiếng anh, thường được sử dụng trong in ấn. Chúng bao gồm các màu: Cyan (xanh), Magenta (hồng), Yellow (vàng) và Black (Đen). Điều đặc biệt của 3 màu CMY khi kết hợp với nhau theo tỷ lệ 1:1:1 thì lại cho ra màu đen. Vậy nên một số loại máy in vẫn có hộp mực sử dụng 3 màu này để tạo ra được đầy đủ màu sắc nhất khi in trên giấy.
Nguyên lý làm việc của hệ màu CMYK là hấp thụ ánh sáng, những màu sắc mà bạn nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Hiểu một cách đơn giản thì chúng hoạt động dựa trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ có thể phản xạ ánh sáng từ nguồn khác chiếu tới. Màu CMYK thường được sử dụng cho mục đích in ấn các thiết kế như name card, catalogue, poster,…
Sự khác nhau cơ bản giữa màu RGB và CMYK
Từ các nội dung trên phần nào cũng giúp bạn hiểu được sự khác biệt của màu RGB và CMYK. Đây là điều tối thiểu mà bất kỳ một desgin nào trong thiết kế, in ấn cần phải nắm chắc.
Với các thiết kế digital được trình bày trên máy chiếu, máy tính thì bạn nên sử dụng màu RGB, Chúng sẽ làm việc tốt với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở.
Còn nếu phục vụ cho hoạt động in ấn thì CMYK là lựa chọn tối ưu nhất bởi nó sẽ giả định rằng bạn sẽ in ấn sản phẩm của mình lên một tờ giấy trắng nào đó. Tùy theo từng tỷ lệ trong hệ màu CMYK, màu trắng sẽ được sử dụng để lấp đầy vào các khoảng trống còn lại.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý là gam màu RGB rộng hơn màu CMYK nghĩa là bạn có thể tạo ra các màu sáng hơn, bão hòa hơn so với CMYK. Trên thực tế không có một hệ màu nào là hoàn bảo kể cả màu RGB và CMYK. Tuy nhiên 2 hệ màu này lại được đánh giá cao hơn cả vì chúng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay.
Với nội dung thông tin chi tiết trên đây về hệ màu RGB và CMYK, hy vọng sẽ giúp ích bạn khi làm việc trong lĩnh vực thiết kế và in ấn. Bất kỳ đóng góp nào để bài viết đầy đủ và hoàn thiện hơn, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, inanh.net sẽ tổng hợp và gửi tới bạn trong thời gian ngắn nhất.
——————————————–
SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 21, ngõ 629 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
- Website: www.inanh.net
- Facebook: Fb.com/Saprint.inanh.net
- Zalo: 0368959999
- Hotline: 0368 95 9999