Chụp ảnh chân dung là một khái niệm đã xuất hiện từ thuở bình minh của nghệ thuật nhiếp ảnh. Những bức ảnh chân dung đến giờ đã vượt xa giới hạn của một bức ảnh có phần đơn điệu của một người mặt nhìn thẳng vào camera. Hay nói cách khác chụp ảnh chân dung là sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Hãy cùng Saprint tìm hiểu 5 kỹ thuật chụp ảnh chân dung đẹp như dân chuyên nghiệp trong bài viết dưới đây.
Mục lục chính
Giới thiệu chung về kỹ thuật chụp ảnh chân dung
Chụp ảnh chân dung là một phong cách nhiếp ảnh mà đối tượng miêu tả là con người. Trong đó, người ta thường chia thành 8 loại chụp ảnh chân dung như sau:
Chụp ảnh chân dung truyền thống
Một bức ảnh chân dung truyền thống mô tả đối tượng nhìn thẳng vào máy ảnh. Các bức ảnh này thường được chụp trong studio với phần phông nền chụp màu xanh hoặc trắng và đối tượng được chụp thường được lấy từ phần ngang ngực trở lên. Các nhiếp ảnh gia thường chỉnh tư thế, ánh mắt, trang phục của đối tượng chụp trước khi bắt đầu chụp.
Chụp ảnh chân dung cuộc sống tự nhiên
Đối lập với ảnh chân dung truyền thống, ảnh chân dung lối sống vẫn là ảnh chân dung của một hay nhiều người, nhưng nó ghi lại những hoạt động của người đó trong môi trường cuộc sống hàng ngày với các hoạt động thường xuyên diễn ra. Thay vì được thực hiện trong studio, ảnh chân dung phản ánh lối sống được chụp tại chính môi trường cuộc sống hàng ngày của đối tượng chụp.
Nhiếp ảnh gia sẽ ghi lại khoảnh khắc hoặc một chuỗi các hoạt động của đối tượng chụp mà không áp dụng kỹ thuật tạo dáng.
Chụp ảnh chân dung khắc họa môi trường sống
Đây là thể loại kết hợp giữa ảnh chân dung truyền thống và ảnh chân dung cuộc sống tự nhiên. Trong thể loại này, cả con người và môi trường xung quanh đều quan trọng và được khắc họa rõ nét trong bức ảnh.
Kiểu chụp này thường được diễn ra tại một địa điểm cụ thể với các bối cảnh môi trường mà giúp cho người xem có thể hiểu được về tính cách, đặc tính của đối tượng được chụp. Ví dụ ảnh chụp một vũ công tại một xưởng múa ba-lê, một vận động viên chạy marathon tại sân vận động,v.v.
Nhiếp ảnh gia thường vẫn sẽ sử dụng kỹ thuật tạo dáng, kết hợp với ánh sáng, hậu kỳ để tạo nên một bức ảnh chân dung khắc họa rõ nét môi trường sống của người được chụp.
Chụp ảnh chân dung đường phố
Đây là phong cách chụp ảnh theo cảm hứng và ghi lại khoảnh khắc nhất thời của người được chụp. Phong cách chụp này không áp dụng bất cứ một kỹ thuật tạo dáng hay hỗ trợ hậu kỳ nào. Chính sự ngẫu hứng của ánh sáng, môi trường và các yếu tố khác tạo ra một bức ảnh đẹp và độc nhất.
Chụp ảnh khuê phòng (Glamour & Boudoir)
Đối với phong cách chụp ảnh này, vẻ đẹp của đối tượng chụp (thường là nữ giới) là tâm điểm của bức ảnh. Khâu chuẩn bị về trang phục, trang điểm và địa điểm chụp của những bức ảnh này quyết định rất lớn để chất lượng bức ảnh.
Thường chúng ta sẽ nhầm giữa chụp ảnh glamour & boudoir với chụp ảnh thời trang. Sự khác nhau nằm ở chỗ chụp ảnh thời trang nhấn mạnh vào những gì chủ thể của bức ảnh đang mặc, trong khi chụp ảnh glamour & boudoir nhấn mạnh vào vẻ đẹp của chính bản thân người được chụp.
Chụp ảnh glamour có thể diễn ra ở ngoài trời hay bất kỳ địa điểm nào, trong khi chụp ảnh boudoir thường diễn ra ở trong phòng ngủ hoặc trong nhà. Tuy nhiên, nhấn mạnh lại chụp ảnh glamour & boudoir không phải là chụp ảnh nude hay khỏa thân.
Chân dung mỹ thuật
Hiện chưa có ranh giới rõ ràng về loại ảnh chân dung này. Tuy nhiên nhiều người đồng tình rằng chân dung mỹ thuật được chụp để treo trong một phòng trưng bày nghệ thuật, và sẽ khác hoàn toàn với một bức chân dung treo trên tường của một gia đình.
Chân dung mỹ thuật bao gồm chân dung khái niệm và chân dung siêu thực. Loại hình chân dung này thường được các nhiếp ảnh gia sáng tạo với các loại trang phục, trang điểm, tạo dáng và kỹ thuật chỉnh sửa ảnh.
Chân dung tự chụp
Sự phổ cập của việc dùng điện thoại thông minh selfies đã biến phong cách chân dung tự chụp trở nên méo mó. Trên thực tế, các nhiếp ảnh gia sử dụng thuật ngữ chân dung tự chụp cho việc chụp một bức ảnh chân dung nghiêm túc, cần có sự chuẩn bị kỹ càng và một cái nhìn nội tâm sâu sắc để hoàn thành được bức ảnh.
Chân dung cặp đôi, gia đình và tập thể đông người
Chân dung không phải chỉ là ảnh của một cá nhân mà có thể là ảnh của hai người, cả gia đình hoặc một tập thể.
Việc chụp ảnh của một nhóm người sẽ khó khăn hơn việc chụp một người. Khi có nhiều người hơn, việc tạo dáng và tương tác giữa họ sẽ quyết định thành công của bức ảnh.
5 Kỹ thuật chụp ảnh chân dung đẹp như dân chuyên nghiệp
Bù trừ phơi sáng – kỹ thuật chụp ảnh chân dung đẹp
Hệ thống đo sáng của máy ảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc chụp ảnh. Hệ thống này tìm ra bao nhiêu ánh sáng nên vào máy ảnh để có độ phơi sáng chính xác. Dù rất thông minh nhưng không phải tuyệt đối. Vấn đề nằm ở việc hệ thống đo sáng đa vùng cần một mức đọc trung bình (tông trung bình) giữa trắng và đen. Hệ thống đo sáng sẽ gặp khó khăn khi khung hình bị bao trùm bởi các khu vực có độ sáng hoặc bóng tối cực cao.
Khi chụp ảnh chân dung, tông màu da của người được chụp có thể dễ dàng đánh lừa hệ thống phơi sáng của máy ảnh. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều nay khi chụp ảnh toàn mặt khi có nhiều cảnh trắng (ví dụ ảnh cô dâu trong đám cưới).
Do vậy, bạn cần điều chỉnh chức nắng bù trừ phơi sáng trong máy ảnh. Hãy bắt đầu bằng số +1 điểm bù phơi sáng tích cự để làm sáng khuôn mặt người được chụp. Sau đó xem lại ảnh và tiếp tục điều chỉnh.
Khẩu độ máy ảnh
Tốt nhất nên đặt khẩu độ rộng (khoảng f/2.8-f5.6) để kiểm soát độ sâu ở khung cảnh phía sau, do đó, hậu cảnh phía sau của đối tượng chụp được làm mờ, và như vậy sẽ làm nổi bật chủ thể chính của bức ảnh.
Chụp ở chế độ Aperture Priority Mode (Khẩu độ ưu tiên) để kiểm soát độ sâu trường ảnh. Ở chế độ này, DSLR sẽ giúp cho việc cài đặt tốc độ màn trập để sao cho độ phơi sáng chính xác nhất.
Một số nhiếp ảnh gia chụp ảnh chân dung chuyên nghiệp có xu hướng đặt khẩu độ tối đa hoặc thậm chí rộng hơn (từ f/1.4 đến f/2.8) để làm mờ hậu cảnh hơn nữa.
Tăng ISO – kỹ thuật chụp ảnh chân dung
Khi chụp ảnh, người được chụp thường di chuyển rất nhiều (không tính chớp mắt và thay đổi biểu cảm trên khuôn mặt). Để tránh việc ảnh bị nhòe do người chụp chuyển động, cần cài đặt tốc độ màn trập nhanh.
Khi đặt ở chế độ Aperture Priority Mode và duy trì khẩu độ rộng, bạn chỉ cần tăng ISO để tăng tốc độ màn trập (ví dụ từ ISO100 lên ISO400). Trong điều kiện ánh sáng yếu (cả trong nhà và ngoài trời), có thể bạn phải tăng ISO1600, ISO3200 hoặc thậm chí ISO6400.
Lựa chọn ống kính
Việc lựa chọn ống kính có tác động rất lớn đến bức ảnh ảnh chân dung. Ảnh chân dung có tác động trực quan, do đó chọn ống kính góc rộng là bắt buộc. Chụp từ góc thấp hất lên, sẽ giúp cho người chụp có vẻ trông cao hơn. Ống kính tele khoảng 70-200mm f/2.8 là lý tưởng để chụp ảnh chân dung. Ống kính này cho phép bạn zoom gần hơn để tập trung vào chủ thể chính của bức ảnh, sau đó bạn có thể giảm nhiễu nền và cảnh gần nhất trên màn hình.
Cài đặt tốc độ màn trập
Khi cài đặt tốc độ màn trập, phải tính toán đến độ dài tiêu cự của ống kình. Nếu không, khi máy bị rung thì ảnh sẽ bị mờ. Theo nguyên tắc chung, cần đảm bảo tốc độ màn trập lớn hơn hiệu ứng độ dài tiêu cự (ví dụ ở 200mm, sử dụng tốc độ màn trập 1/250 hoặc nhanh hơn). Điều này có nghĩa là bạn cố thể cài đặt tốc độ màn trập chậm hơn khi sử dụng ống kính góc rộng (ví dụ 1/20 giây với tiêu cự 18mm). Ngoài ra, nhớ phải sử dụng hệ thống chống rung của máy ảnh.
Kỹ thuật chụp ảnh chân dung ngoại cảnh
Bên cạnh các kỹ thuật được giới thiệu ở trên, đối với kỹ thuật chụp ảnh chân dung ngoài trời, bạn cần chú ý thêm những chi tiết sau:
Sử dụng gương phản chiếu
Khi chụp ngoài trời, để phản chiếu ánh sáng trở lại vào đối tượng chụp ảnh, bạn có thể sử dụng gương phản chiếu. Các gương phản chiếu thường 2 mặt hoặc có nắp tháo rời, do vậy bạn có thể lựa chọn mặt phản chiếu màu trắng, bạc, vàng,v.v. Các bề mặt của gương phản xạ có thể tắng gấp đôi như bộ khuếch tán để dịu đi ánh nắng trực tiếp gay gắt.
Sử dụng Fill Flash vào những ngày nắng
Ánh nắng mặt trời có thể khiến cho mặt của người được chụp bị tốt, phơi sáng không cân bằng và một số điểm còn bị lóe.
Việc sử dụng Fill Flash sẽ giúp cải thiện và khắc phục các vấn đề này. Vì đèn flash sẽ làm sáng đối tượng cần chụp trong khi máy ảnh sẽ phơi sáng cho hậu cảnh.
Tổng kết lại ta có thể thấy rằng, chụp ảnh chân dung là chụp người và tính cách. Do vậy, để phản ánh được sự khác biệt của mỗi cá nhân, nhiếp ảnh gia cần hiểu rõ về các phong cách chụp chân dung để từ đó áp dụng kỹ thuật chụp ảnh chân dung phù hợp.
——————————————–
SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 629 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
- Website: www.inanh.net
- Facebook: Fb.com/Saprint.inanh.net
- Zalo: 0368959999
- Hotline: 0368 95 9999