Việc sử dụng màu là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm trong quá trình in ấn. Bên cạnh hệ màu RGB, CMYK thì hệ màu Lab cũng được lựa chọn sử dụng rất nhiều hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về chức năng, đặc điểm của màu in này. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây của inanh.net nhé.
Mục lục chính
Hệ màu Lab Color là gì?
Lab Color là một hệ màu của photoshop, cho ta lưu giữ số lượng màu sắc. Hệ màu này tương đối phức tạp, dựa trên cảm nhận màu sắc của mắt người. Ở một khía cạnh nào đó thì nó là hệ các màu mà mắt người có thể nhìn thấy được. Hệ màu l a b được biểu diễn bằng tổ hợp 3 kênh xử lý, đó là:
- L (Lightness- Luminance): Kênh L là trục thẳng đứng, biểu diễn mức độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (Back) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa các thông tin về độ sáng, chứ không chứa giá trị màu nào thực sự.
- Kênh “a”: Kênh chứa các giá trị màu từ Green (-) cho tới Red ( + )
- Kênh “b”: Có các giá trị màu từ Blue (-) đến Yellow (+).
Khi thông tin màu và độ sáng được lưu tách ra, sẽ giúp người dùng có thể thao tác được rất nhiều trên kênh L mà không làm ảnh hưởng đến các giá trị của màu. Hơn nữa, số lượng màu gần như tương đương với hệ màu in ấn RGB. Nhờ có kênh L giúp cho màu sắc trong hệ màu Lab Color lớn hơn rất nhiều.
Đặc điểm của hệ màu Lab Color
Màu Lab có ưu điểm nổi bật đó chính là sự phân tách riêng về giá trị màu và độ sáng của màu sắc. Vậy nên, trong quá trình chỉnh sửa ảnh, người thiết kế có thể thực hiện chỉnh sửa với nhiều thao tác trên kênh độ sáng mà không làm ảnh hưởng đến màu gốc của ảnh. Có các thao tác cơ bản như levels, sharpen,….các filter dùng trong photoshop sẽ cho kết quả màu tốt hơn khi sử dụng màu Lab.
Trước đây, khi làm các file hiển thị trên màn hình chúng ta thường dùng hệ màu RGB nhưng khi đi in thì máy in lại in theo hệ màu CMYK nên chất lượng sản phẩm sau khi in khác hoàn toàn với file thiết kế. Do đó, trước khi in, các designer cần phải chỉnh bản thiết kế theo hệ màu CMYK. Nhưng chắc chắn khi chuyển từ hệ RGB sang CMYK vẫn có sự sai lệch về màu sắc. Thêm nữa, hệ màu CMYK trong photoshop bị giới hạn nên rất khó để thiết kế bằng hệ màu này được.
Nhưng với sự xuất hiện của hệ Lab, bạn có thể chuyển sang chế độ Lab để căn chỉnh màu chuẩn rồi chuyển sang CMYK để in ấn. Ở chế độ Lab các bộ lọc vẫn sử dụng một cách bình thường, khi chỉnh levels ảnh cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến màu gốc của ảnh.
Hướng dẫn chuyển đổi màu của hệ màu Lab
Trong các phần mềm thiết kế độ hóa đều có chức năng chuyển đổi màu sắc giữa các chế độ màu sắc. Nhưng không phải ai cũng biết cách chuyển đổi hệ màu Lab nhất là đối với người mới hoặc chưa biết cách sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa. Dưới đây là cách chuyển đổi hệ màu L a b trên phần mềm đồ họa photoshop và illustrator, cụ thể:
Trong illustrator: Để chuyển đổi bạn chọn File trên thanh công cụ rồi chọn Document Color Model sau đó chọn chế độ màu Lab Color.
Đối với ứng dụng photoshop cách làm như sau: Bạn vào Image trên thanh công cụ, chọn Mode rồi chọn hệ màu Lab.
Cách chuyển đổi này bạn có thể thực hiện đối với 2 hệ màu là CMYK và RGB. Tuy nhiên do 2 hệ màu này có sự khác biệt nên việc chuyển đổi qua lại ít nhiều sẽ xảy ra tình trạng lệch màu. Theo ý kiến của người dùng, sau khi chuyển đổi, các thông số màu sẽ là các số lẻ, tùy theo chế độ màu chuyển đổi mà màu mới nhận được sẽ sáng hoặc tối hơn màu gốc.
Với các nội dung chi tiết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về hệ màu Lab. Để update nhiều thông tin khác về lĩnh vực in ấn thiết kế, quý bạn đọc hãy truy cập ngay website inanh.net, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó.
——————————————–
SAPRINT xưởng chuyên in ảnh, album, khung ảnh cao cấp trên toàn quốc
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 21, ngõ 629 Giải Phóng, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
- Website: www.inanh.net
- Facebook: Fb.com/Saprint.inanh.net
- Zalo: 0368959999
- Hotline: 0368 95 9999